Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Những hành xử thể hiện bạn là người không thành công

Khi bạn có nhiều thập kỷ làm việc với các giám đốc điều hành và lãnh đạo doanh nghiệp, bạn không thể không nhận ra trên một chặng đường dài, việc làm nào đem lại lợi ích và việc nào không. Một điều mà tôi đã nhận ra, bản chất tính cách hay thói quen của mỗi người không phải là nhân tố quyết định sự thành công của mỗi cá nhân, mà đó cách ứng xử của bạn. Dch v sa bình nóng lnh ti TP HCM
Ý của tôi là gì khi nói đến cách ứng xử? Đó là việc bạn phản ứng ra sao khi phải chịu đựng căng thẳng kéo dài; bạn hoàn thành các công việc theo cam kết hay không; cách bạn giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh như thế nào; thái độ khi làm việc với khách hàng; bạn nỗ lực đến đâu để hoàn thành công việc một cách nghiêm túc; liệu bạn đang làm việc với tinh thần tập trung và kỷ luật cao độ, hay đang trong trạng thái dễ bị phân tâm? Đó chỉ là một vài ví dụ minh họa khi nói đến cách ứng xử.
Tôi thừa nhận rằng mình có quen biết một số nhà sáng lập công ty và CEO có cách ứng xử bất bình thường nhưng trong một thời gian, họ vẫn làm tốt vai trò của mình. Nhưng rồi sớm hay muộn, thường thì khi họ phải làm việc dưới áp lực cao và mọi chuyện diễn ra không suôn sẻ, họ sẽ phản ứng theo cách không có lợi cho bản thân, để rồi tự hủy hoại mọi thứ. Đáng buồn thay, họ thường kéo doanh nghiệp của mình đi xuống cùng họ. Khoan giếng ti qun 1
Nếu bạn muốn làm ăn lớn, phát triển một sự nghiệp lừng lẫy trong dài hạn, có lẽ bạn sẽ muốn nhìn thật lâu và thật kỹ vào trong gương để xem xem trên gương mặt có dấu hiện nào có thể cản trở sự nghiệp của mình hay không

1. Vẻ ngây thơ.

Sự thật là, khi bắt đầu sự nghiệp chúng ta đều có vẻ hơi ngây thơ và dễ tin người, nhưng bạn càng sớm trở nên “cáo” và biết cách nghi ngờ mọi thứ, cơ hội sớm trở nên thành công của bạn càng cao. Lý do rất đơn giản: những kẻ ngốc và ngây thơ không bao giờ giành chiến thắng. Hãy học cách đặt câu hỏi trước mọi thứ bạn đọc và nghe hàng ngày, đừng quên chú ý tính xác thực của nguồn thông tin.

2. Hoảng loạn.

Những tình huống gây áp lực cao là chuyện phổ biến trong giới kinh doanh. Mọi việc không bao giờ đi theo kế hoạch và đôi khi chúng còn đi chệch hướng một cách tồi tệ. Đó là chuyện thường tình. Nếu bạn không thể kiểm soát lượng adrenaline (nhằm kiếm chế stress) và giữ bình tĩnh trong khi khủng hoảng xảy ra, bạn sẽ gặp rắc rối lớn đấy. Khoan giếng ti qun phú nhun

3. Cuồng tín.

Sự nhiệt thành có thể là một tác nhân dẫn đến thành công, nhưng khi bạn vượt quá giới hạn và trở nên quá cuồng tín, điều này sẽ chống lại bạn. Tôi rất hay chứng kiến cảnh này. Sự mê tín quá độ dẫn đến nhận thức méo mó về tình hình thực tại, những lời biện minh, lý luận sai lệch, và những quyết định tồi tệ.

4. Sự lười biếng.

Những người luôn hướng tới việc đạt được những thành tựu to lớn biết một quy tắc cơ bản: Phải “nằm gai nếm mật” trước khi hái được quả ngọt. Đó là lí do tại sao họ luôn rất tập trung và kỷ luật. Tuy nhiên, phần lớn mọi người đều lười biếng. Điều này lý giải tại sao chỉ có một số ít người trở nên thành công. Đơn giản chỉ có vậy.

5. Tâm lý “ăn xổi”.

Steve Jobs từng nói, “Một nửa những điều khiến cho những doanh nhân thành công khác với những người không thành công nằm ở sự kiên trì bền bỉ”, và nếu bạn không đam mê những gì bạn làm, bạn sẽ không gắn bó với nó. Có quá nhiều người muốn nếm quả ngọt ngay tức khắc. Nhưng việc này sẽ không diễn ra như mong đợi đâu.

6. Để cảm xúc bùng nổ.

Dù bạn đang phải chống chọi với cảm xúc gì – ghen tị, xấu hổ, cảm giác yếu thế – “giận cá chém thớt” và để sự bực tức bùng nổ không chỉ khiến bạn và những người xung quanh chìm trong bầu không khí tiêu cực, mà nó còn có thể giết chết sự nghiệp của bạn. 

Những điểm vui chơi hút khách ở Hà Nội dịp mùng 2 tháng 9

7. Ích kỷ.

Nếu bạn hành động như thể cả thế giới chỉ xoay quanh bạn, tốt hơn hết là bạn nên có đủ tài năng để minh chứng cho việc này. Dù vậy, việc quá tập trung vào bản thân sẽ làm giảm thiểu hiệu quả làm việc của bạn. Việc kinh doanh không chỉ xoay quanh bạn, mà nó còn là tạo ra các mối làm ăn, là trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Hãy nhớ ai phục vụ ai trong mối quan hệ này.

8. Sống trong quá khứ hoặc tương lai.

Rõ ràng là, chúng ta có thể rút ra những bài học từ quá khứ, nhưng đắm chìm trong đó là một cách hủy hoại bản thân. Tương tự, bạn có thể lên kế hoạch và mơ những giấc mơ về tương lai, nhưng nếu những hành động của bạn không tập trung vào hiện tại, bạn sẽ không bao giờ thực hiện được kế hoạch hay chạm tới ước mơ của mình. 

Cách làm cho vòng một đẹp

9 .Thờ ơ một cách vô tư.

Bạn sẽ thường xuyên nghe được những cụm từ như “cái gì cũng được “, “tất cả mọi việc đều tốt cả,” và “không phải lo lắng gì đâu”, nhưng bạn sẽ ít khi nghe được những lời này từ những người rất tài năng. Những người thành công có thể cư xử thế này hay thế khác nhưng sự thờ ơ với mọi việc thì không bao giờ.

10. Nhạy cảm quá độ.

Nếu da mặt bạn quá mỏng đến mức bất kì lời phê bình nào cũng khiến bạn “nóng mặt” và mọi tiểu tiết đều có thể làm bạn khó chịu, bạn sẽ phải đi trên một con đường chông gai trong thế giới kinh doanh. Có lí do hợp lý giải thích việc các lãnh đạo doanh nghiệp thường có khiếu hài hước và có vẻ khiêm nhường. Nó gần như là một yêu cầu vậy. Đừng trầm trọng hóa mọi vấn đề.
Một điều cuối cùng. Nếu một hay một vài trong số những điều kể trên khiến bạn phật ý đến mức muốn viết một vài lời bình luận chứa đầy sự giận dữ, bạn có ít nhất hai hoặc ba vấn đề phải xử lý đấy. Và, hãy nhìn vào mặt tích cực, ít nhất thì bạn không thờ ơ. 

Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn

Việc bước vào vòng phỏng vấn thường làm cho người tìm việc rất hồi hộp và lo lắng. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và những gợi ý trả lời phù hợp có thể giúp ích cho bạn:
1. Hãy tự giới thiệu về Anh/Chị!
Hãy bao quát 4 lĩnh vực trong cuộc sống của bạn: những năm đầu đời, học vấn, kinh nghiệm làm việc và vị trí hiện tại. Nội dung trình bày không nên vượt quá 2 phút, đừng lan man hay quá chau truốt. Câu hỏi này thường được nêu lên khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, vì thế, nếu trả lời tốt, bạn sẽ có nhiều sự tự tin hơn. Thợ chống thấm tại tp hcm
2. Anh/chị có thể mang đến cho chúng tôi điều gì mà các ứng viên khác không có?
Nếu câu hỏi này được đặt ra khi vừa bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn có thể phản hồi bằng cách trình bày về các kỹ năng và kinh nghiệm sẽ làm lợi cho công ty. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu trước một số thông tin về vị trí công việc. Tránh các câu trả lời dựa trên các giả định chủ quan của bạn.
Tuy nhiên, nếu nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này sau khi đã mô tả về vị trí phỏng vấn, họ đang muốn tìm hiểu những thành công trong quá khứ của bạn. Đây chính là cơ hội tốt để thể hiện khả năng giải quyết vấn đề đấy!
3. Điểm mạnh của Anh/Chị?
Bạn nên liệt kê từ 3 đến 4 điểm mạnh liên quan đến các nhu cầu của nhà tuyển dụng, dựa trên quá trình tìm hiểu và thông tin có được về công ty.
4. Anh/Chị đã từng gặt hái thành công chưa?
Hãy xác định các thành công đã đạt được của bạn và trả lời. Hãy cố gắng chọn lựa những thành công liên quan đến các nhu cầu và giá trị của công việc. Chống thấm nhà vệ sinh giá rẻ tại TP HCM
5. Giới hạn của Anh/Chị?
Một câu trả lời quá mạnh mẽ có thể gây phản tác dụng và trở thành yếu điểm. Bạn có thể nói như sau: “Tôi luôn mong muốn hoàn thành tất cả các công việc, vì thế thỉnh thoảng trở nên quá hăng hái và đòi hỏi khắt khe đối với công ty. Tuy nhiên, tôi đang cố gắng để khắc phục yếu điểm này.” hay đề cập đến một khoá huấn luyện bổ sung nghề nghiệp nào đó. Đừng bao giờ tỏ ra là người hoàn hảo, tuy nhiên cũng đừng nên đề cập một cách quá cụ thể.
1280298727.nv Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn
6. Mức lương mong muốn của Anh/Chị?
Hãy có gắng trì hoãn câu trả lời cho đến khi bạn biết được các thông tin cụ thể về công việc và mức lương mà công ty trả cho các vị trí tương tư. Nếu tình thế quá bắt buộc, bạn có thể trả lời như sau: “Ông đã biết được mức lương của tôi ở công ty Ajax, tôi hy vọng là sẽ có một bước tiến khi đến làm việc tại Accme. Có lẽ, chúng ta nên bàn bạc thêm về các nghĩa vụ và phạm vi công việc mà tôi phải đảm nhận trước khi trả lời câu hỏi này”. Dịch vụ chống thấm tại tphcm
7. Anh/Chị có tham vọng gì trong tương lai?
Hãy bộc lộ niềm mong muốn hoàn thành các công việc tốt đẹp và sự tự tin vào một tương lai đầy hứa hẹn của bạn! Tuy nhiên, cần tránh các câu nói không thực tế hay gây tác động xấu đến vị trị hiện tại.

8. Anh/Chị muốn biết điều gì về công ty?
Bạn có thể đã tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn qua các nguồn thông tin như báo chí, bạn bè, Internet. Tuy nhiên, bạn nên nói rằng bạn muốn được biết nhiều hơn nữa; và sau đó chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi thông minh. Hãy tạo ra một cuộc trao đổi thông tin sinh động!!
9. Tại sao Anh/Chị nộp đơn vào vị trí này?
Bạn có thể trình bày như sau: “Qua quá trình tìm hiểu về công ty, tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để tôi có thể đóng góp các kinh nghiệm và kỹ năng đã có được trong quá khứ cho công ty”. Nếu có thể, bạn nên bày tỏ niềm khao khát được làm việc cho công ty và những nhân tố đã tạo nên sức hút với bạn. Th làm ca st ti tp hcm

10. Năng lực cá nhân nào khiến Anh/Chị nghĩ rằng sẽ đạt được thành công tại đây?
Nếu câu hỏi này được đưa ra sau khi bạn đã có được đầy đủ các thông tin về vị trí, hãy nói về 2 hay 3 kỹ năng chính (minh hoạ bằng các thành công) mà bạn tin rằng sẽ rất hữu ích cho công việc đang phỏng vấn. Hãy chú ý đến nội dung và thời lượng để chắc chắn là các thông tin được trình bày đầy đủ, hiệu quả.
11. Điều gì trong công việc là quan trọng nhất với Anh/Chị?
Bạn nên liên hệ với những yêu cầu của vị trí để có được nội dung trả lời phù hợp. Trong trường hợp không nắm vững về thông tin này, bạn có thể trả lời chung chung như: “Tôi thích có được những thách thức trong công việc và làm việc tập thể”.

12. Anh/chị hãy mô tả về tính cách của mình?
Chỉ đề cập đến 2 hay 3 tích cách tích cực nhất. Hãy nhớ là nhà tuyển dụng đang cố gắng quyết định “sự phù hợp” của bạn với công ty. Khả năng xác định chính xác các giá trị của họ sẽ giúp bạn có được câu trả lời phù hợp. Làm mái tôn tại TP HCM
13. Trong bao lâu thì Anh/Chị có thể đóng góp cho công ty?
Hãy thực tế và trả lời rằng bạn có thể làm được điều này sau 6 tháng hay 1 năm. Dĩ nhiên, sự lựa chọn thời gian thích hợp trong câu trả lời này rất quan trọng. Bạn đã biết đầy đủ các thông tin về vị trí để có được câu trả lời thuyết phục không? (nếu đây là công việc mới, 6 tháng đã là rất tốt rồi!!).

14. Anh/Chị không cảm thấy kinh nghiệm của mình vượt quá yêu cầu của vị trí này sao?
Câu hỏi này có nghĩa là: “Tôi sợ rằng Anh/Chị chỉ muốn có được công việc vì tình thế bắt buộc và sẽ rời bỏ ngay khi có cơ hội tốt hơn”. Câu trả lời của bạn phải giải toả mối lo lắng này. Ví dụ “Ông/Bà có thể đúng, tuy nhiên sau khi nghỉ việc ở công ty XYZ, tôi mong muốn được làm những điều mình cảm thấy hài lòng và yêu thích – (mô tả nội dung của công việc phỏng vấn). Lợi thế khi Ông/Bà tuyển dụng tôi chính là các năng lực và kinh nghiệm đặc biệt mà tôi có thể đóng góp cho công ty khi cần.”
15. Phong cách quản lý của Anh/Chị?
Bạn có thể đề cập đến các phương thức thiết lập mục tiêu và lôi cuốn mọi người cùng thực hiện. Hãy mô tả các kỹ năng bạn thường sử dụng để khơi dậy động lực và sức mạnh làm việc của đội ngũ nhân viên hay sự ứng biến linh hoạt khi tình huống thay đổi. Bạn nên dựa vào phong cách quản lý của công ty để có câu trả lời phù hợp. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ, hãy trả lời mềm dẻo và tuỳ theo tình huống. Thợ sơn nhà tại TP HCM
16. Mô tả một tình huống khi Anh/Chị gặp khó khăn trong vấn đề quản lý và cách giải quyết
Hãy liên hệ đến 1 trong số các thành công của bạn khi giải quyết dạng tình huống này. Bạn nên dựa vào văn hoá, nhu cầu của công ty, làm nổi bật các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xây dựng tinh thần đồng đội hay quản lý nhân viên.

17. Là một nhà quản lý, Anh/Chị tìm kiếm điều gì khi tuyển dụng nhân viên?
“Các kỹ năng, tinh thần sáng tạo và sự thích ứng – dù cho chuyên môn có phù hợp với công ty hay không”. Câu trả lời này sẽ giúp người phỏng vấn quyết định điều bạn có thể làm, sẽ làm và sự phù hợp của bạn đối với tổ chức của họ.

18. Là một nhà quản lý, Anh/Chị đã từng phải sa thải một nhân viên nào đó chưa? Nếu có, vui lòng kể lại và trình bày hướng giải quyết?
Nếu có, bạn có thể trả lời như sau “Tôi quả thực có kinh nghiệm trong vấn đề này và đã giải quyết theo hướng có lợi cho cả người lao động và công ty. Tôi tuân thủ các chính sách kỷ luật của công ty trước khi đưa ra quyết định sa thải”. Dch v sa máy git ti qun 12
Đừng đi vào chi tiết nếu người phỏng vấn không hỏi thêm. Ngược lại, nếu bạn chưa từng sa thải nhân viên nào, hãy trình bày là bạn sẽ sử dụng các nguyên tắc kỷ luật trước khi quyết định sa thải nhằm bảo vệ quyền lợi cho công ty.
1722 Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn

19. Theo Anh/Chị nhiệm vụ khó khăn nhất của nhà quản lý là gì?
Bạn có thể trả lời bằng cách nêu lên các khó khăn gặp phải khi thực hiện công việc qua người khác, đảm bảo tuân thủ các kế hoạch, hoàn thành đúng thời hạn và quản lý nguồn ngân sách. Hãy sử dụng đại từ “tôi” và nhấn mạnh các yếu tố quan trọng (dựa trên nhu cầu và văn hoá của công ty).

20. Mô tả một số tình huống khi Anh/Chị phải chịu đựng áp lực công việc và hoàn thành đúng thời hạn?
Hãy liên hệ đến các thành công của bạn. Trình bày 1 hay 2 tình huống chứng tỏ khả năng làm việc dưới áp lực cao và hoàn thành đúng thời hạn của bạn.
21. Hãy trình bày về một tình huống trong công việc khiến Anh/Chị tức tối?
Bạn có thể trình bày về kinh nghiệm này, kèm theo các kỹ năng đã được sử dụng để quản lý và cải thiện tình hình. Tránh mô tả các tình huống công việc giống như công ty đang phỏng vấn nếu bạn không muốn nhấn mạnh khả năng giữ bình tĩnh trước áp lực của chính mình.

22. Hãy nói cho tôi biết về một mục tiêu trong công việc vừa qua mà Anh/Chị đã thất bại và nguyên nhân tại sao?
Câu hỏi này giả định rằng bạn đã từng thất bại trong một số mục tiêu. Tuy nhiên, nếu chưa bao giờ gặp thất bại, bạn có thể thành thật nói ra điều này. Ngược lại, nếu đã từng có những mục tiêu mà bạn không thể đạt được vì một số lý do khách quan nào đó, hãy mô tả lại và đừng quên giải thích là những trở ngại này vượt quá tầm kiểm soát của bạn. Thậm chí tốt hơn bạn nên thảo luận về một mục tiêu mà bạn đã “suy nghĩ lại” khi nhận ra được tính bất khả thi của nó.

23. Hãy mô tả một số tình huống khi Anh/Chị bị phê bình trong công việc?
Chỉ mô tả một tình huống duy nhất và nói rằng bạn đã tiến hành khắc phục hay lập kế hoạch khắc phụ vấn đề này. Đừng đi vào chi tiết. Nếu người phỏng vấn muốn biết thêm, hãy để họ tự đưa ra câu hỏi.
24. Anh/Chị học được điều gì từ những sai lầm của mình?
Hãy trình bày 1 hay 2 tình huống mà bạn đã chuyền đổi một cách thành công từ một sơ suất hay đánh giá không đúng thực tế thành kinh nghiệm hữu ích. Hãy nhấn mạnh vào kết quả tích cực, biến sai sót thành chất xúc tác học hỏi.
25. Anh/Chị nhìn nhận gì về xu hướng tương lai trong ngành kinh doanh này?
Hãy lựa chọn 2 hay 3 xu hướng phát triển quan trọng để thảo luận. Đấy chính là cơ hội để bạn thể hiện những suy nghĩ của mình về tương lai, nền kinh tế, thị trường và các tiến bộ công nghệ của ngành nghề đang theo đuổi.

26. Vì sao Anh/Chị rời bỏ công việc hiện tại?
Nếu bạn đã trình bày về vấn đề này trong phần tự giới thiệu dài 02 phút, có thể người phỏng vấn sẽ không nêu lại câu hỏi này. Tuy nhiên, nếu phải trả lời, hãy trình bày thật ngắn gọn. Nếu đó là do áp lực rút giảm từ những khó khăn về kinh tế, bạn nên làm rõ. Bạn cũng có thể giải thích lý do nghỉ việc là vì mong muốn có một bước tiến xa hơn trong nghề nghiệp. Nhưng tuyệt đối không được nêu lên các mâu thuẫn với đồng nghiệp hay người chủ cũ.

27. Theo Anh/Chị thế nào là môi trường làm việc lý tưởng?
Đây chính là câu hỏi mà bạn có thể mang vào một số giá trị và kinh nghiệm riêng của bản thân. Tuy nhiên, đừng làm cho nó có vẻ quá tuyệt vời hay không thực tế.
28. Nêu lên những nhận xét khách quan của Anh/Chị về người chủ trước?
Hãy liên hệ đến những kinh nghiệm quý báu mà bạn đã đạt được. “Đó là một công ty tuyện vời, tôi đã có nhiều cơ hội học tập kinh nghiệm và thể hiện năng lực của mình”. Hãy cứ tự tin đào sâu vào vấn đề này!!!

30. Trách nhiệm về tài chính của Anh/Chị đối với công ty ra sao?
Bạn có thể đề cập đến các trách nhiệm quản lý ngân sách, tính toán số lượng nhân viên, kích cỡ dự án và chiến dịch bán hàng mà bạn trực tiếp chỉ huy.
31. Anh/Chị phải quản lý bao nhiêu nhân viên trong thời gian gần đây?
Hãy trả lời thật cụ thể và tự tin khi liên hệ đến những cá nhân chịu sự ảnh hưởng của bạn,ví dụ như: đó là do áp lực công việc hay phương thức quản lý của tổ chức.

32. Minh hoạ về thời gian khi Anh/Chị là người lãnh đạo?
Dẫn chứng các ví dụ về những thành công của bạn, nhằm chứng minh cho các kỹ năng lãnh đạo.

33. Anh/Chị cho rằng cấp dưới nghĩ sao về mình?
Trong câu trả lời này, bạn nên tỏ ra càng tích cực càng tốt. Hãy liên hệ đến các điểm mạnh, kỹ năng và đặc điểm cá nhân, tuy nhiên phải tỏ ra thành thật. Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng kiểm tra được điều này đấy!!!
34. Trong công việc vừa qua, điều gì khiến Anh/Chị thích nhất và ghét nhất?
Hãy trở lời thận trọng khi gặp phải câu hỏi này. Bạn có thể nêu lên những điều hài lòng và chưa hài lòng, tuy nhiên nên nhấn mạnh và các điểm tích cực hơn là kể lễ về các tiêu cực.
35. Hãy kể lại một số thành công nổi bật của Anh/Chị trong công việc vừa qua.
Câu trả lời này hoàn toàn không gây khó khăn vì bạn đã lựa chọn sẵn các thành công để trình bày. Hãy sẵn sàng mô tả 03 hay 04 thành công thật chi tiết. Nếu có thể, cố gắng liên hệ câu trả lời với những thách thức mà bạn đang phải đối mặt.
36. Tại sao Anh/Chị không tìm một công việc mới sau nhiều tháng?
Bạn có thể nhận thấy câu hỏi này hơi xúc phạm, tuy nhiên đừng đón nhận nó dưới tư cách cá nhân. Hãy đơn giản trả lời thật ngắn gọn, “Tìm một công việc nào đó không quá khó khăn, tuy nhiên tìm đúng công việc lại cần nhiều thời gian và suy nghĩ thận trọng”.
37. Anh/Chị nghĩ gì về người chủ trước đây?
Hãy tỏ ra càng khách quan càng tốt, và tránh đào sâu vào vấn đề này. Đây thực ra chỉ là một câu hỏi dọ ý bởi vì hầu hết các ông chủ đều không muốn có những người cấp dưới bất đồng và khó tính. Nếu bạn thích người chủ trước đây, hãy nói ra điều này cùng với các lý do. Nếu không thích, bạn cũng chỉ nên nghĩ về những điểm tích cực để trình bày.

38. Nếu tôi nói chuyện với người chủ trước đây của Anh/Chị, ông ta hay bà ta sẽ cho đâu là các điểm mạnh và điểm yếu của Anh/Chị?
Hãy nhất quán với những điều mà người chủ trước đây sẽ nói về bạn. Bạn nên nêu ra các điểm yếu theo hướng trình bày tích cực. Người chủ cũ có lẽ cũng muốn nêu ra những nhận xét tốt về bạn, vì thế hãy thuật lại chi tiết một vài điều thành công mà bạn đã làm cho ông ta hay bà ta.
39. Nếu được lựa chọn công việc và công ty, Anh/Chị sẽ quyết định nơi làm việc nào trong số các công ty có trên thị trường hiện nay?
Hãy nói về công việc mục tiêu và điều gì tạo ra sức hút đối với bạn trong công ty đang phỏng vấn.

40. Theo nhận định riêng của Anh/Chị, mức lương thích hợp của vị trí này là bao nhiêu?
Bạn có thể muốn trả lời câu hỏi này như sau: “Xin được hỏi mức lương cơ bản cho các công việc tương tự trong công ty là bao nhiêu?” hay “Là một nhân viên giỏi, tôi hy vọng sẽ nhận được mức lương cao hơn mức trung bình dành cho vị trí này”. Nếu công ty không có mức lương rõ ràng, chính bạn sẽ phải dự đoán trước về điều này. Tuy nhiên, bạn nên nâng cao giá trị của mình bằng cách nói rằng bạn muốn được biết thêm về các trách nhiệm và nghĩa vụ trong công việc trước khi bàn đến mức lương.
41. Nếu được nhận vào vị trí này, Anh/Chị sẽ mang đến cho công ty sự thay đổi gì?
Đây là câu hỏi vô cùng hóc búa, vì bạn không không thể có câu trả lời cụ thể nếu không nắm vững một số chi tiết về vị trí công việc, công ty và nền văn hoá. Thậm chí, nếu bạn có được câu trả lời, hãy thật thận trọng khi mô tả về các thay đổi sâu rộng sẽ mang đến cho công ty. Nếu người phỏng vấn không đưa ra các vấn đề mà bạn cảm thấy tự tin để giải đáp, hãy giải thích khôn khéo rằng bạn cần tìm hiểu thêm về công ty, trao đổi với nhận viên, thực hiện các cuộc đánh giá trước khi đề ra bất kỳ kiến nghị thay đổi nào.
42. Anh/Chị có phản đối không khi chúng tôi tiến hành bài kiểm tra tâm lý?
“Hoàn toàn không có vấn đề nào cả.” (Câu nói này chứng tỏ bạn là một ứng viên rất “đáng gờm”).
43. Dạng công việc hay công ty nào Anh/Chị đang cân nhắc đến trong thời gian này?
Câu trả lời tốt nhất trong tình huống này là tập trung hoàn toàn vào công việc cụ thể mà bạn đang phỏng vấn.
44. Anh/Chị thường đọc gì?
Hãy trả lời thành thật! Nếu có thể, đề cập đến một số sách, báo bạn thường đọc để cập nhật các kiến thức trong lãnh vực chuyên môn. Tuy nhiên, cũng không có vấn đề gì nếu bạn xem việc đọc sách như là một hình thức để giải trí và thư giãn tinh thần.
45. Điều gì tạo động lực cho Anh/Chị nhiều nhất?
Hãy sử dụng những nền tảng và nhận định về sự nghiệp của chính bạn, tuy nhiên, nên trả lời theo hướng chung chung. Đó có thể là sự hài lòng khi vượt qua các thách thức trong công việc, phát triển tinh thần đồng đội, hoàn thành các mục tiêu của công ty.
46. Nêu lên 01 hay 02 ví dụ thể hiện sự sáng tạo của Anh/Chị?
Nhắc đến các thành công trong mối tương quan với công ty và vị trí đang phỏng vấn nếu có thể.
47. Mục tiêu lâu dài của Anh/Chị?
Liên hệ đến công ty bạn đang phỏng vấn hơn là trả lời một cách chung chung. Hãy trình bày những tham vọng của bạn một cách thực tế! Trước tiên, nói về công việc bạn đang dự tuyển, và sau đó là các mục tiêu lâu dài.

48. Mối quan hệ của Anh/Chị với các đồng nghiệp, cả cả cấp trên và cấp dưới?
Đây là một câu hỏi rất quan trọng, bạn cần phải có thời gian suy nghĩ để trả lời thật hợp lý. Khi nói về mối quan hệ với cấp dưới, bạn nên đề cập đến các nguyên tắc quản lý. Khi nói về cấp trên, hãy thể hiện là bạn rất thông hiểu các kỳ vọng của họ để có thể đạt được các mục tiêu được đề ra. Ngoài ra, bạn cũng nên nhấn mạnh tinh thần đồng đội, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp.

49. Anh/Chị có những hoạt động giải trí nào?
Câu trả lời sẽ cho biết bạn có tìm được sự cân bằng trong cuộc sống không. Tuy nhiên, tránh đề cập đến những hoạt động làm cho người phỏng vấn nghi ngờ thời gian bạn dành cho công việc. Hãy nhớ là các sở thích và hoạt động giải trí hoàn toàn có thể liên quan đến tính cách cá nhân và các giá trị của chính bạn.

Làm thế nào để nói chuyện hài hước ?

Cách nói hài hước được sử dụng châm biếm khi nói về vấn đề nào đó đáng lên án của xã hội và được sử dụng rất nhiều trong các thể loại văn học trào phúng trước đây. Ngày nay, đặc biệt là trong công việc và giao tiếp hằng ngày, cách nói hài hước sẽ gây được ấn tượng mạnh nếu như biết sử dụng chúng một cách khôn ngoan, đúng lúc và với mức độ phù hợp sẽ giúp đối phương ghi nhớ được những gì bạn nói. Dch v sa máy bơm nước ti qun 12
Và vô tình bạn đã định vị hình ảnh cá nhân mình trong mắt người khác. Vậy làm cách nào để có được cách nói chuyện hài hước nhưng cũng thật tự nhiên trong giao tiếp, câu trả lời sẽ nằm trong những vấn đề sau.
giao tiep hai huoc 300x196 Làm thế nào để nói chuyện hài hước ?
Cách nói hài hước luôn đi kèm với sự nghiêm túc.
Cách nói chuyện hài hước sẽ giúp bạn mang mọi người đến gần nhau hơn. Cách nói chuyện hài hước chỉ phù hợp với những người hiểu bạn hoặc một người lạ nói chuyện cởi mở. Không phải với bất cứ ai và trong bất cứ trường hợp nào thì hài hước cũng được đem ra sử dụng. Bạn nên cẩn thận khi nói chuyện hài hước với những người không mấy thân thiện, cũng như thận trọng trong những câu nói bông đùa của mình, đừng chỉ vì một phút bất cẩn mà bị đối phương đánh giá là một con người vô duyên, thiếu thân thiện. Hơn nữa, bạn phải biết dừng đúng lúc, nếu không thì bạn sẽ trở nên lố lắng, kịch cỡm trong mắt người khác. Hãy luôn nhớ rằng: Nói chuyện hài hước là một con dao hai lưỡi nên bạn hãy thật thận trọng khi sử dụng nó trong giao tiếp hằng ngày và trong công việc. Th sa t lnh ti qun 3
Lựa thời điểm phù hợp cùng những động tác phụ họa đi kèm
Một diễn giả, một diễn viên hài hay bất kì một ai đó cũng sẽ nói với bạn thời gian là yếu tố vô cùng quan trọng khi đưa ra những câu nói hài hước. Tất nhiên, một câu nói hài hước luôn đi kèm với nó là những hành động, điệu bộ có thể gây cười như: nét mặt, cử động tay chân hay một hành động nào đó của cơ thể chẳng hạn. Tất cả những thứ đó sẽ là trang sức tuyệt vời cho những câu nói hài hước của bạn và đôi khi, chính những cái đó lại giúp thể hiện cá tính riêng của bạn, tạo cho bạn một phong cách rất riêng, không lẫn vào đâu được. Shop đng h thi trang giá r
Ngữ cảnh và cách thức truyền tải.
Cách nói chuyện hài hước không có một mẫu số chung nào hay một công thức nhất định. Có thể chỉ cần một xíu thông minh trong trò chuyện cũng giúp bạn ghi điểm trong mắt đối phương chẳng hạn. Và không phải cứ lúc nào cũng kể chuyện cười hay nói chuyện bậy cũng được đánh giá là nói chuyện hài hước. Cách nói chuyện hài hước đòi hỏi bạn phải thể hiện một cách tinh tế và khéo léo. Bạn cần chú ý đến chất giọng, cường độ âm tiết sao cho phù hợp với người nghe. Một nụ cười cùng sự giải thích rõ ràng, thi thoảng nói vài câu nói vui nhộn sẽ đem lại cho người nghe những cảm giác thú vị. Th chng thm ti biên hoà
Cần biết dừng đúng lúc.
Như  Shakespear đã từng nói: “Sự hài hước càng ngắn gọn bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu”. Không phải cứ lặp đi lặp lại cách nói chuyện hài hước trong suốt buổi nói chuyện hay nói một câu nói vui nào đó quá nhiều lần dai dẳng là bạn trở thành người nói chuyện hài hước. Bạn nên xác định điểm dừng đúng lúc cũng như xác định những gì đối phương muốn nghe để đối phương luôn cảm thấy quyến luyến và muốn tiếp tục nói chuyện với bạn ở những lần sau đó. Bạn cũng nên lưu ý rằng: sự hài hước phải phục vụ cho mục tiêu, cho thông điệp mà bạn đưa ra, chứ không phải là sự dài dòng lặp đi lặp lại quá nhiều lần nhé! Nếu bạn cứ nói những chuyện hài hước mà không liên quan đến nội dung cuộc trò chuyện đôi lúc lại gây phản tác dụng, khiến bạn trở nên vô duyên trong mắt của những người khác. khoan giếng công nghip ti tphcm

Nghề SALES là nghề gì?

Nghề SALES là nghề gì? Đơn giản hiểu đó là nghề bán hàng.
Đặc trưng nhất của nghề này chính là người làm nghề bán hàng trực tiếp tiếp cận khách hàng, tư vấn giúp khách hàng chọn lựa mặt hàng – dịch vụ phù hợp, thuyết phục khách hàng mua mặt hàng đã được tư vấn. Ai có thể làm được? Nghề này tiếp nhận tất cả mọi đối tượng có khả năng tiếp cận tư vấn và thuyết phục được khách hàng mua hàng. Cho thuê hosting giá r
Nghề Sale nghề của sự thăng hoa
Làm SALES có đòi hỏi trình độ cao? Có lẽ hơi sai lầm khi bảo rằng làm SALES không cần trình độ, không cần đi học. Đội ngũSALES cần phải giao tiếp tốt, am hiểu về các sản phẩm mà mình giới thiệu và bán hàng. Và với những mặt hàng công nghệ cao, không có trình độ nhất định sẽ không thể nào tìm hiểu và sử dụng sản phẩm được. Nhiều công ty nhận nhân viên SALES với yêu cầu trình độ tiếng anh bằng C (tiếng Anh giao tiếp lưu loát), tốt nghiệm đại học có cùng chuyên ngành với sản phẩm phụ trách. ép cc bê tông ti tphcm
THEO ĐUỔI NGHỀ NGHIỆP
sales 300x254 Nghề SALES là nghề gì? 
Bạn có yêu nghề sale không
Để thành công, nhân viên sales cần năng nổ, xốc vác và có một chút hiếu thắng. “Hiếu thắng” ở đây theo nghĩa tích cực:không bao giờ chịu đầu hàng trước bất kỳ khó khăn nào.
Hoài bão trong nghề sales là một điều kiện hết sức quan trọng. Nhân viên sales cần luôn đặt mục tiêu cao, tìm mọi cách để đạt được mục tiêu đó và không bao giờ hài lòng vớinhững thành tích đạt được.
Khả năng giao tiếp và đàm phán tốt là những tố chất không thể thiếu của một nhân viên sales giỏi. Đặc biệt, trong kinh doanh sản phẩm vô hình như ngành dịch vụ, khi tạo dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng, bạn đã đạt được 80% cơ hội thành công. Ca hàng thi trang mi nht
Nhiều người nghĩ rằng nhân viên sales phải nói nhiều. Không hẳn như vậy! Điều quan trọng là những gì bạn nói phải có giá trịvà thuyết phục được người nghe.
Người làm sales không nên chỉ là một nhân viên kinh doanh thuần túy vì họ cần có khả năng tư vấn cho khách hàng. Vì vậy,không những phải trau dồi hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ của công ty,họ còn phải cập nhật kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội và cả nghệ thuật nữa. Ví dụ, để thắt chặt mối quan hệ với khách hàng, nhân viên sales nên biết trò chuyện với khách về nhiều đề tài khác nhau, biết chơi thể thao hay khiêu vũ giao lưu với khách tại các buổi dạ tiệc…
Nhân viên sales thường xuyên chịu áp lực về doanh số,áp lực từ khách hàng… Họ phải chứng tỏ được khả năng của mình thông qua kết quả kinh doanh đạt được. Vì vậy nghề sales đòi hỏi nhân viên phải có khả năng chịu đựng áp lực cao và tinh thần thép để vượt qua những thách thức đó. Họ còn phải linh hoạt để thích nghi với nhiều thay đổi và tìm ra giải pháp thích hợp cho từng vấn đề. Shop áo sơ mi giá r cao cp
Chào 1000 người nhưng chỉ 20 dừng lại lắng nghe
Đó là công việc sales (bán hàng), nó có thể không mang lại cho bạn thu nhập ổn định nhưng những kỹ năng bạn học được sẽ giúp bạn thành công trong suốt cuộc đời dù bạn làm bất cứ nghề gì
1. Sự dạn dĩ
Năm thứ 2 đại học, tôi đăng ký làm nhân viên sales thẻ tín dụng cho một ngân hàng. Mỗi sáng chúng tôi đặt một chỗ ở giữa trung tâm mua sắm và mời chào tất cả những khách qua lại nơi đây.
Chúng tôi được huấn luyện bởi tiêu chí đơn giản: nếu bạn chào 1.000 người đi qua, sẽ có khoảng 100 người nán lại, chỉ có 20 người nghe bạn nói đến câu thứ 3 và (nếu bạn may mắn) sẽ có 2 người mua sản phẩm của bạn. Sẽ không có công việc nào cho bạn cơ hội cọ xát và giao tiếp rộng rãi như vậy.
Chỉ sau một tuần làm việc, tôi thấy bản thân thay đổi hẳn, tôi cảm thấy mình trở nên cởi mở và dễ dàng bắt chuyện với những người xung quanh, không ngại ngùng dù đó là người xa lạ. Đây là bước đầu tiên vô cùng quan trọng, vì không ít người trong chúng ta nhiều khi đi lạc nhưng không dám mở miệng ra hỏi đường. Th chng thm ti đng nai
2. Khả năng thuyết trình
Sếp của chúng tôi khi ấy bảo, thường khách hàng sẽ không dành cho bạn quá 2 phút để thuyết phục họ, do đó nguyên tắc cơ bản của nghề sales là KISS ( “Keep It Short & Simple” – tạm dịch là “Hãy ngắn gọn và dễ hiểu”).
Đây có lẽ là kỹ năng giá trị nhất mà tôi học được, hãy sắp xếp “dàn ý” của bạn mạch lạc, logic và truyền tải thông điệp một cách cô đọng.
Hầu hết sinh viên tại Việt Nam thiếu cơ hội được thực hành khả năng thuyết trình, trong khi khảo sát của một hãng “săn đầu người” hàng đầu thế giới khằng định đó chính là yếu tố bứt phá quan trọng nhất để bạn vươn xa trong sự nghiệp.
Không có gì tệ hại bằng một bản thuyết trình dài dòng, chi chít chữ và người trình bày thì “gây mê” cho khán giả. Khi bạn nói ra câu đầu tiên, người nghe phải tò mò hoặc háo hức nghe câu thứ hai, và họ phải có câu trả lời làm họ thỏa mãn khi bạn kết thúc.
3. Tư duy chiến lược
Chả có ai hiểu sản phẩm, chiến lược và tình trạng kinh doanh của công ty bằng nhân viên bán hàng, thực sự là vậy. Cũng chẳng ở vị trí nào mà kết quả công việc “đập” ngay vào mặt bạn như làm sales.
Quan trọng hơn hết, nhân viên sales hiểu được cái nguyên tắc (đơn giản mà ít người chịu hiểu) là “làm được thì mới có ăn”. Thường thu nhập của bạn gắn liền với doanh số, có thể nó rất bấp bênh, nhưng nó phản ánh chân thực năng lực của bạn.
Tất cả những ai làm “sếp” đều thích những người có tư duy như thế, họ rất ghét những người đòi tăng lương nhưng không biết vì sao mình nên được tăng lương, tăng bao nhiêu cho “hợp lý” hay họ đóng góp cho công ty thế nào. th chng thm ti th du mt
Nhân viên sales sẽ không có sự đố kỵ, ganh ghét với đồng nghiệp về mức lương. Nhân viên sales hiểu rõ thu nhập của mình không có giới hạn, tất cả phụ thuộc vào năng lực của bạn.
4. Xây dựng mạng lưới quan hệ lâu dài
Tôi được dạy rằng nhân viên sales tốt là nhân viên bán được cùng một món hàng cho một khách hàng nhiều lần và bắt khách hàng bán hàng giúp bạn (giới thiệu bạn bè, người thân đến với bạn).
Quả thực, ở bất cứ lĩnh vực nào, vị trí nào, mạng lưới quan hệ với đối tác là tài sản vô hình giá trị nhất, nó sẽ đi theo bạn và không ngừng đem lại giá trị cho bạn. Mạng lưới quan hệ là sự khẳng định cho năng lực, uy tín cá nhân, chất lượng dịch vụ mà bạn đem lại, sự trung thực và đạo đức kinh doanh của bạn, mà bất cứ ai cũng có thể kiểm chứng.
Nó có giá trị hơn một cái CV (Curriculum Vitae) được “đánh bóng” rất nhiều. Người học được kỹ năng xây dựng quan hệ (nhất là ở Việt Nam) sẽ tự tạo ra những nguồn cơ hội và tiềm năng phát triển vô tận cho bản thân và công ty.
Còn hàng trăm yếu tố khác mà nghề sales đem lại cho bạn như những phán đoán nhanh nhạy, đôi mắt quan sát nhạy bén, tính nhẫn nại, khả năng xử ý tình huống, tinh thần không bỏ cuộc v.v… mà không thể đề cập hết. Dch v sa máy lnh ti qun gò vp
Có thể nghề sales không trở thành công việc hàng ngày của bạn và không đem lại thu nhập ổn định, nhưng những kỹ năng mà nó đem lại bạn có thể mang theo và tận dụng suốt đời, không bao giờ mai một, bất cứ bạn làm ở lĩnh vực nào, vị trí nào, cấp bậc ra sao